Monday, November 14, 2011

Cải thiện mối quan hệ bạn bè ở trường học

Đây là bài nói chuyện ở trường UC năm 2008, kỳ 2.

So sánh sự khác nhau giữa 4 mẫu can thiệp để cải thiện mối quan hệ bạn bè trong trường học. Nghiên cứu trên 60 trẻ chức năng cao từ lớp 1 đến lớp 5 (tuổi trung bình 8.5)


Mẫu 1: Can thiệp với trẻ TK, hướng dẫn trực tiếp trẻ:

- kỹ năng tự điều chỉnh bản thân

- làm mẫu, hiểu vai trò chơi, hướng dẫn trực tiếp tại chỗ (ra lệnh?)

- Chơi bắt đầu như thế nào? Đối với từng trẻ cụ thể

- Ví dụ hướng dẫn mẹ cách nói với trẻ khi mẹ đứng sau trẻ và đang chơi trong sân trường.

Mẫu 2: can thiệp với bạn cùng lớp

- 3 trẻ được chọn bởi giáo viên, bố mẹ đồng ý cho trẻ tham gia vào chương trình

- Nói với trẻ thế nào là người bạn tốt

- Giải thích với trẻ về các bạn đang bị cô lập ở sân trường, trẻ bị các bạn khác không thích. Làm thế nào để thay đổi và giúp các bạn đó ?

- Giữ thông tin bảo mật: không nói rằng bạn bị TK mà nói về mối quan hệ và tình bạn trong lớp học. Không nói với trẻ về khái niệm Tự kỷ.

Mẫu 3: kết hợp can thiệp với bạn cùng lớp và với trẻ

- Làm độc lập, tách hai nhóm riêng, để giữ kín thông tin.

Mẫu 4: điều kiện kiểm soát ít

- Môi trường tự nhiên trong trường

- Một số trẻ được giúp đỡ 1:1, một số trẻ áp dụng các phương pháp can thiệp khác

- Để tự nhiên sự đa dạng và khác nhau của các phương án can thiệp

Đánh giá dựa trên

- Phản hồi của trẻ sau can thiệp

- Quan sát sân chơi

- Hỏi các bạn cùng lớp

- Tìm hiểu xem sự thay đổi có thể xảy ra sau bao nhiêu thời gian can thiệp?

Cách làm:

- Có nhóm sinh viên tốt nghiệp can thiệp, không thay đổi môi trường tự nhiên

- Làm 12 buổi trong 6 tuần, và theo dõi tiếp trong 3 tháng

- Hầu như không có sự tham gia của giáo viên

- Thời gian can thiệp 20-30 phút, không làm gián đoạn các buổi học.

Khó khăn:

- Vào trường học:

o Bằng cách tiếp cận tới từng gia đình & bằng mối quan hệ qua gia đình. Đi lại nhiều lần để nói chuyện với trường, cô giáo…

o Trường học thường không quan tâm đến chương trình đặc biệt khi gia đình không thoải mái

o Rất nhiều trường không đồng ý

o Một số trường lo lắng, nếu chương trình can thiệp thành công thì trường phải cung cấp chương trình can thiệp này cho trẻ & tốn chi phí; hoặc nhà trường lo lắng đoàn chuyên gia sẽ đánh giá lại chất lượng dạy trẻ ở trường?

- Sự ngẫu nhiên:

o Một số trường không có biện pháp can thiệp gì

o Không biết biện pháp can thiệp nào là tốt nhất

o Nhóm nghiên cứu phải tiếp tục hướng dẫn can thiệp cho nhóm trẻ sau khi chương trình nghiên cứu kết thúc, điều này làm tăng chi phí.

- Quá trình đồng ý để thực hiện

o Khó khăn trong việc đồng ý với các thuật ngữ sử dụng hợp pháp

o Mất gần 6 tuần để có được bản đồng ý thực hiện gửi lại từ mỗi lớp

o Giáo viên không trả lời điện thoại & không trả lời email. Mất nhiều thời gian đi lại để lấy sự đồng ý.

o Phải dùng tới “phần thưởng” cho những trẻ đưa lại biên bản đồng ý (không quan trọng là họ có đồng ý hay không, miễn là tờ biên bản quay lại)

- Tính bảo mật

o Khó nhận biết trẻ nào bị tự kỷ

o Phải sử dụng cách đối thoại chuyên nghiệp (không nhắc đến từ Tự kỷ) và thận trọng không bao giờ nói đến cá nhân một trẻ nào hết.

- Nghiên cứu thực hiện ở 56 lớp ở 30 trường, 47% dân tộc thiểu số


Đặc điểm của trẻ TK trong lớp học

- Phần lớn trẻ cùng lớp không biết là bạn mình bị tự kỷ

- Chỉ có 2/60 trẻ được tiết lộ là bị tự kỷ

- Trẻ thường nhận biết về bạn với các đặc biệt khắc: hay lo lắng, giảm chú ý, hay ngượng, gặp khó khăn về vận động … (cô giáo nói với các bạn là bạn này hay lo lắng nên cần sự hỗ trợ giáo viên 1:1)

- Một nửa số trẻ có giáo viên hỗ trợ 1:1 và được gọi là can thiệp (không hiểu là hỗ trợ 1:1 này là giờ cá nhân hay như thế nào?). Các can thiệp này được chính quyền quận cung cấp, không phải là tư nhân. Không rõ những chương trình can thiệp là gì? Mức độ theo sát kiểm tra chất lượng thế nào ?

Tìm thấy:

- Việc trẻ tiết lộ bản thân bị TK hay không thì không liên quan đến mạng bạn bè. Chứng tỏ trẻ chơi với nhau không quan tâm đến việc bạn bị TK hay không

- Không thấy sự khác biệt về mạng xã hội trong lớp học: đối với trẻ hỗ trợ 1:1 với những trẻ không có hỗ trợ 1:1.

- Có thấy một số trẻ ở vòng ngoài (không thực sự tham gia vào mạng lưới bạn bè).

- Cần có thêm quan sát ở sân trường để đánh giá tính giá trị của mạng lưới bạn bè.



Số liệu quan sát cho thấy:

- Số liệu quan sát được lại không hoàn toàn giống số liệu kiểm tra theo mạng bạn bè: khi quan sát thì thấy rõ những trẻ bị tách rời. 1/3 số trẻ được cho là ở vòng ngoài của mạng bạn bè thì theo quan sát ở sân trường bị tách rời.

- Trẻ tham gia hơn vào những trò chơi có sự hướng dẫn và tổ chức tốt

- Có những trẻ mặc dù có chơi ở sân trường nhưng không chơi với các bạn.

- Cần có những đánh giá thực sự có ý nghĩa: khi Trẻ được chuẩn đoán là tự kỷ - có những trẻ đã trải qua “đánh giá về khả năng độc lập” thì không coi là tự kỷ nữa.

Sau nghiên cứu 6 tuần:

- Những trẻ bị tách rời đã hòa mình hơn vào mạng lưới bạn bè. Rõ ràng mối quan hệ bạn bè của trẻ có khả năng thay đổi nhanh chóng.

Số liệu về mạng xã hội – mạng bạn bè cho thấy:

- Nhiều thông tin: mức độ xã hội của trẻ

- Sự tương phản qua lại

- Mức độ tách rời hoặc mức độ tham gia

- Khả năng bị từ chối

Quan sát tìm hiểu:

- Trạng thái tham gia của trẻ: trẻ này có chơi với trẻ khác không? Những trẻ nào không chơi ? trẻ có phản đối khi bạn mời chơi?

- Trẻ khởi xướng hoạt động như thế nào? Trẻ đáp lại hoạt động như thế nào?

- Xem khả năng chơi của trẻ và sự tham gia : trẻ chơi những trò chơi nào? Ai là người chơi?

Quan sát nhận thấy:

- Các trò chơi của trẻ rất khác nhau ở tất cả các trường. có một số trò chơi phổ thông nhưng được trẻ ở các trường khác nhau thì chơi khác nhau

- Ví dụ một trẻ tên Joe: phương pháp can thiệp kết hợp

o Học lớp 2 – 8 tuổi, được giúp đỡ 1:1 trong lớp học.

o Hay chạy xung quanh sân trường và thích các trò chơi giả vờ trên TV. Và trẻ thường chơi một mình. Trẻ này được nhận can thiệp bởi phương pháp tổng hợp.

o Trẻ này hay tự kích thích “stimming” trên sân trường nên các trẻ khác thấy trẻ này khác thường

o Khi được gặp sinh viên: trẻ không muốn thay đổi cách chơi. Trẻ nói rằng trẻ không thích chơi với các trẻ khác. Trẻ đang thích cách chơi của riêng mình.

o Cùng lúc có 3 bạn cùng lứa được chọn để đến chơi tương tác với Joe.

o Mục đích: làm sao để trẻ tham gia chơi cùng bạn khác

o Tìm hiểu xem Joe thích gì? : Thích các trò chơi chạy, thích chơi giả vờ, nhưng thích nhất là được những trẻ khác chú ý đến mình, thích là tâm điểm chú ý của mọi người, thích chơi “tecs?”, thích chơi truyền bóng,

o Cách can thiệp:

 sinh viên dạy trẻ luật chơi 1:1 để trẻ chơi nhuần nhuyễn trò chơi này.

 Trẻ thường thay đổi luật chơi. Trẻ thường thay đổi luật chơi giữ sao cho bạn có thể tham gia được, như thế là thành công.

- Ví dụ một trẻ khác lớp 3 = phương pháp can thiệp chỉ với trẻ thường.


o Hay chơi với trẻ lớp dưới, rất cứng nhắc, chơi Pokemon rất giỏi, rất ghét các trò chơi liên quan đến bóng, rất thích ốc sên, hay đi vòng quanh sân và nhặt ốc sên, hay sang sân các em nhỏ chơi cùng các em nhỏ mẫu giáo. Trẻ này có cô giáo đi kèm giúp đỡ 1:1 ở sân trường.

Cách can thiệp:

o Các bạn cùng lứa đến khởi đầu tương tác, mời chơi. Trẻ này giận giữ, quát tháo và chạy đi, nói là không thích chơi.

o Các tình nguyện viên cố gắng thuyết phục. Vì trẻ này thích trò nhảy dây, các trẻ khác thay đổi kiểu chơi để trẻ này có thể chơi cùng. Trẻ nhẩy kém thì trẻ này là người quay dây, và họ cùng hát. Trò chơi này được trẻ thích một thời gian. Sau đó các trẻ chơi trò hula hoops với tên của Pokemon. Mục đích thay đổi kiểu chơi để trẻ có thể tham gia vào được. Trẻ cùng lứa rất sáng tạo trong các hoạt động chơi.

-----------------------

Kết quả:


- Trị liệu kết hợp và can thiệp chỉ với trẻ thường cho thấy thành công hơn trong việc làm thay đổi mạng bè bạn

- Chỉ can thiệp trên trẻ không làm thay đổi mạng lưới xã hội này

- Bài học rút ra: trẻ thường phải tham gia để làm thay đổi mạng lưới xã hội trường học cho trẻ TK.

Khuyến nghị:

- Cần có những mẫu can thiệp mới cho trẻ TK ở trường

- Mẫu can thiệp này phải có sự tham gia của trẻ thường – trẻ cùng lứa

- Cần tìm ra mẫu can thiệp có tầm ảnh hưởng lâu dài – dài hạn đến cuộc đời của trẻ TK.

- Dự án thử nghiệm:

o Thành lập nhóm câu lạc bộ hoạt động sau giờ học tại trường: trẻ tự gọi là clb bạn bè: cùng nói chuyện theo chủ đề, ăn nhẹ, cùng sáng tác bài hát mới, có sự hỗ trợ điều khiển của người lớn. tỉ lệ có thể là số trẻ TK bằng số trẻ thường.

o Trẻ cùng lớp tham gia cùng câu lạc bộ

o Hệ thống nhóm sinh hoạt rõ ràng

o Nhân viên điều phối là người có kinh nghiệm, có thể là giáo viên dự bị. chỉ là người đứng sau trẻ, hỗ trợ chơi, không tham gia trực tiếp các trò chơi.

o Mục đích: nhóm giáo viên dự bị đưa một số hoạt động từ clb vào các hoạt động hàng ngày ở sân trường

o Nhóm giáo viên dự bị học về trẻ TK

o Sử dụng các phương pháp để đo khả năng thành công:

 Mạng lưới xã hội

 Quan sát sân trường

 Thước đo tình bạn và sự cô đơn

- Câu trả lời cho mẫu can thiệp mới này:

o Sẽ cần thời gian vài năm để có được

o Vì nghiên cứu cần thời gian

o Nhưng về lý thuyết và phương pháp đã có: đã biết ảnh hưởng sẽ có là gì thì

o Thực hành sẽ cần phải thay đổi: cần phải có sự tham gia của các bạn cùng lứa bằng nhiều cách

Kết luận:

- Để giúp trẻ TK hòa đồng hơn ở trường thì có rất rất nhiều thử thách

- Nhưng có những giải pháp rất tích cực

- Nhưng cần có những nghiên cứu ở trường để đưa ra cái gì hiệu quả, cái gì không và cho ai, vào khi nào?


Saturday, November 12, 2011

Cuộc sống xã hội của trẻ tự kỷ ở trường học

Bài thuyết trình này được trình bày ở trường UC năm 2008




Sau một loạt đánh giá sơ bộ về cuộc sống xã hội của trẻ TK chức năng cao ở trường học. Tác giả trình bày thử nghiệm về phương pháp can thiệp đưa vào trường học:

- Trị liệu trung gian qua bạn học Peer mediated treatments: trẻ thường được dạy để nhận biết và đáp ứng lại giao tiếp ban đầu của trẻ tự kỷ (thường chỉ thoáng qua và khó nhận biết) và khởi đầu tương tác, đoán ý và duy trì tương tác.

- Trị liệu trực tiếp lên trẻ: trẻ TK được dạy cách khởi xướng giao tiếp, đáp lại người khác, tập trung vào chào hỏi và nói chuyện qua lại/ tương tác qua lại

- Trị liệu kết hợp: cùng lúc làm việc với trẻ thường và trẻ TK

Cách làm:

- Bạn học được chọn để tham gia vào phương pháp là các bạn hạt nhân trong mạng xã hội & các bạn có mối liên quan tới trẻ TK trong mạng xã hội của lớp. Ở đây chọn 3 bạn trong lớp. ở giai đoạn này trẻ được chọn không phân biệt giới tính, nhưng theo tác giả, khi trẻ lớn hơn thì trẻ có xu hướng chơi với bạn cùng giới hơn.

- Thử nghiệm trong 6 tuần = 12 buổi đối với độ tuổi trung bình 8.5 tuổi.

Đánh giá phương pháp:

- Thông qua bạn học: nói về mạng xã hội trong lớp học

- Trẻ TK: nói về sự cô đơn, chất lượng tình bạn

- Giáo viên: nói về sự tự tin của trẻ trong lớp

- Qua quan sát: sự tương tác ở sân chơi, quan sát hàng tuần

Kết quả:

- Cho thấy sự biến đổi trong mạng xã hội của lớp được các bạn trong lớp đánh giá sau 6 tuần.

- Mục tiêu là chuyển trẻ từ việc kém tham gia đến việc tham gia nhiều hơn trong mạng bạn bè.

- Nhưng bản thân trẻ TK chưa chắc đã nhận ra sự thay đổi này. (Đây là vấn đề nhận thức của trẻ TK về các tương tác xã hội & tình bạn) Liệu có thể thay đổi được nhận thức của trẻ TK về tương tác xã hội và tình bạn thông qua trị liệu này không ? (nếu trị liệu dài hơi thì mới biết được kết quả)

Thursday, May 13, 2010

Nem tồ

1. Tối hôm qua mẹ đọc cho Nem chuyện "chuột Típ có em". Đến đoạn mẹ Típ đi khám bác sỹ mang bầu. Nem chỉ vào bụng mẹ Típ nói em bé & nhìn sang mẹ, Nem chỉ vào bụng mẹ nói "em bé" :D

Chứng tỏ Nem có sự liên tưởng về mẹ và mẹ Típ cùng đang mang bầu :))

Tranh thủ mẹ hỏi Nem, bụng Nem có em bé không? Nem nín hơi, phình bụng lên nói có .. ha ha.. Nem còn biết đùa nữa.

2. Mẹ say sưa xem DVD "Vượt ngục". Nem muốn xem VCD "Chú chó Đốm", Nem đòi mẹ cho xem "con thích chú chó đốm" "con không thích mẹ xem", rồi Nem vận dụng đủ cách kiểu dậm chân, giãy đành đạch, nói luôn mồm con thích, con thich.... Không ăn thua, mẹ thấy Nem lấy cái đồng hồ đếm ngược ra, đưa ra trước mặt mẹ, cố gắng để bấm và nói "mẹ xem một phút"

ha ha.. mẹ choáng quá, Nem dùng chiêu mẹ áp dụng cho Nem để định áp dụng lại cho mẹ đây mà ! Mỗi tội cu cậu không biết hẹn giờ đồng hồ là cái chắc.

Friday, April 30, 2010

Sự khởi đầu cho niềm đam mê hội họa


Mẹ thực sự không nhớ là mẹ đã từng có cảm giác tự hào về con chưa?! Từ trước tới nay, phần lớn là cảm giác lo lắng, thương con là chính. Nhưng tối hôm qua 7/5/2010 mẹ thực sự thấy tự hào về Nem.
---
Từ trước tới giờ, Nem thường rất tự ti về vận động tinh của mình, nên khi Nem vẽ hay làm thủ công cắt dán, thường có sự giúp đỡ của các cô. Có thể là Nem quệt hồ, cô dán hoặc ngược lại. Khi tô mầu thì Nem hay tô ra ngoài nên các cô phải chặn phần ngoài để Nem không tô lem ra ngoài. Mẹ chắc chắn là các cô đã giúp con nhiều nên các sản phẩm thủ công của con thường đẹp & thường thì mẹ không thể phân biệt được sự đóng góp của con ở đâu?!
Thành công ban đầu của mẹ là từ tháng 2/2010, mẹ & các cô rèn cho Nem đồ chữ thật chậm. Tốc độ gần như trẻ bình thường. Nhờ có đồ chữ chậm nên rõ ràng Nem tập trung hơn rất nhiều, và còn biết điều chỉnh đồ lại những nét nguệch ra ngoài nữa.
Còn vẽ và tô màu, Nem vẫn thường vẽ loằng ngoằng nhanh nên khó kiểm soát được nét vẽ. Thêm nữa Nem tự ti nên thường yêu cầu mẹ cầm tay để vẽ. Và chưa bao giờ Nem thể hiện rằng Nem thích vẽ ngoài việc Nem hay vẽ bảng chữ cái tiếng anh.
---
Nhờ có dịp nghỉ lễ 30/4 & 1/5 mà bố Long “oách” của con đã khai quật được lòng ham mê hội họa của Nem.
Bố bắt đầu giúp con bằng việc bố vẽ trước những nét cơ bản, cho Nem hoàn thiện những nét đơn giản còn lại để làm tăng sự tự tin của Nem. Ví dụ để vẽ cái cốc, bố vẽ 3 nét, Nem chỉ nối một đường phía trên thành miệng cốc. Bố vẽ quả táo, cái núm & một cái lá, Nem vẽ nốt cái lá còn lại. Dần dần như thế Nem đã thích vẽ & rõ ràng là Nem tự tin hơn. Nhiều khi bố/mẹ vẫn chạm tay vào Nem để tăng thêm lòng tự tin và không can thiệp vào nét vẽ của Nem.
Bắt đầu từ bảng chữ cái A, B, C, D… Nem rất hay suy nghĩ A thì Nem đặt hàng muốn vẽ Apple là quả táo. B thì vẽ Boat là cái thuyền, C thì vẽ Cat là con mèo hay Car là ô tô, D thì Nem vẽ Door là cái cửa…H thì Nem muốn vẽ cái mũ Hat hoặc ngôi nhà House … cứ thế Nem “đặt hàng” vẽ hết vật này đến vật khác cho hết bảng chữ cái luôn :D  Mẹ thấy Nem có suy nghĩ liên hệ giữa chữ cái và vật muốn vẽ nên mẹ rất mừng.
Sau đó bố Long yêu cầu Nem vẽ theo chủ đề & các vật gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Ví dụ khi đi xem bắn pháo hoa về (ngày 30/4) thì mẹ và Nem vẽ pháo hoa. Nem hay uống thuốc thì bố vẽ vẽ cho Nem viên thuốc, sau đó cốc nước, rồi kim tiêm. Nem yêu cầu vẽ bác sỹ, vẽ ống nghe & vẽ cái cân. Nghĩa là Nem đã biết liên tưởng các dụng cụ liên quan đến bác sỹ :D Chắc tại cu cậu hay đi khám bác sỹ nên cu cậu nhớ, lại còn nhớ cả cái cân nữa chứ… ha ha…
Khả năng suy nghĩ và liên tưởng của Nem thực sự tốt hơn khi Nem vẽ.
-       Tối hôm qua khi vẽ cửa sổ thì Nem vẽ thêm mặt trăng bên ngoài cửa sổ (chắc là bắt chước hình ảnh chuột Típ đứng bên cửa sổ ngắm trăng trong chuyện Chuột Típ biếng ăn :D). Phía trên cửa sổ Nem yêu cầu vẽ cái điều hòa .. ha ha..  giống nhà mình.
-       Khi vẽ cái cốc thì Nem vẽ thêm cái quai cầm.
-       Khi vẽ cái trống thì Nem “đặt hàng” thêm hai cái dùi trống :D
-       Nem vẽ cái cửa và thêm vào cái tay nắm :D
-       Khi vẽ ô tô, Nem muốn vẽ thêm đèn xanh đèn đỏ, mà đúng màu đỏ, vàng & xanh lá cây nhé.
-       Khi vẽ cái bàn, thì Nem muốn vẽ thìa, dao, dĩa, đĩa, bát, đũa, bánh mỳ, tất tật trên cái bàn đấy, không được vẽ ra ngoài cái bàn :D
Nhiều chi tiết như thế chứng tỏ khả năng liên tưởng của Nem và Nem đã phải suy nghĩ thực sự là tiếp sau thì nên vẽ cái gì.
Đây là thành công ban đầu của Nem và đây là sự bắt đầu của những thành công tiếp theo, mẹ tin thế :D Nem đã tự vẽ được hoàn toàn mặt trời, đám mây, bông hoa, cỏ, ô tô (kinh chưa), đèn giao thông, chùm bóng bay, quả táo :D. Mẹ tự hào quá.
Đối với các bạn bình thường thì có lẽ điều này không có gì là to tát (mẹ đoán thế vì chưa có kinh nghiệm). Nhưng đối với Nem thì đây là một bước ngoặt lớn. Mẹ sẽ duy trì “Art Therapy” này (theo ngôn ngữ chuyên môn của mẹ Linh) cho Nem và khuyến khích niềm đam mê hội họa của Nem :D
---


Sản phẩm của Nem đây:

 
Trong bức tranh này, mẹ vẽ giúp Nem hình vuông & hình tam giác cho ngôi nhà (Nem tự vẽ cửa sổ & cửa đi), cái máy bay (theo đơn đặt hàng :D), thân cây và tán cây (Nem tự vẽ quả táo trong tán cây). Còn lại ô tô buýt, đèn giao thông, cây hoa, mặt trời, đám mây, cỏ đều là Nem tự vẽ.

Đây là các sản phẩm của gia đình mình nè:


Đây là tranh cắt dán của Nem ở trường Hand in Hand. Chiều nay, Nem đã tự vẽ thêm 2 dám mây xanh & cỏ xanh ở dưới

Rồi Nem tự vẽ ông mặt trời trong bức tranh bên dưới mẹ vẽ cho Nem xem.


Mẹ rất tự hào là Nem đã tự vẽ được bình hoa và bông hoa, sau khi được bố hướng dẫn :D



Hoan hô người bố "nhân dân" Nem rất hứng thú và thích vẽ tiếp. Nem tự dán các bức tranh lên tường và ngắm nghĩa :D

Monday, April 26, 2010

Nem sáng tác nghệ thuật

Đây là hai bức tranh mẹ để Nem tự sáng tác & tự vẽ hoàn toàn.


Đây là tác phẩm Nem vẽ ông mặt trời, ngôi nhà và đám mây này! Nem chăm chú vẽ quá  nên không chọn màu.



Và đây là tác phẩm Nem vẽ bảng chữ cái alphabets ! Bố cục đẹp, bố Long khen!

Mẹ và Nem nặn đất sét :D

Nem bình thường cấu mẹ thì rất mạnh và đau. Nhưng khi nặn đất sét thì rón rén :D

Trong các sản phẩm này, Nem làm thân cho quả cà chua (Nem nói thế), thân cho 1 cái ấm, 1 cái cốc và toàn bộ đĩa :D

Nem khoái nhất làm đĩa vì đơn giản, chỉ cần dấn tay :D

Saturday, March 13, 2010

Bài hát tiếng Anh cho trẻ nhỏ

Once I Caught a Fish Alive

One, two, three, four, five, (Count with fingers.)
Once I caught a fish alive. (Pretend to catch fish.)
Six, seven, eight, nine, ten, (Count with fingers.)
Then I let him go again. (Put hands together, then wave back and forth like fish swimming away.)

"Why did you let him go?" (Shrug shoulders.)
"Because he bit my finger so!" (Bite in the direction of finger.)
"Which finger did he bite?" (Shrug shoulders.)
"This little finger on my right." (Wave little finger on right hand.)

source: http://www.esl4kids.net/songs/fish.html



Five Little Ducks


Five Little DucksFive little ducks
Went out one day,
Over the hill and far away,
Mother Duck called,
"Quack, quack, quack, quack."
But only four little ducks came back.

Four little ducks
Went out one day,
Over the hill and far away.
Mother Duck called,
"Quack, quack, quack, quack."
But only three little ducks came back.

Three little ducks
Went out one day,
Over the hill and far away.
Mother Duck called,
"Quack, quack, quack, quack."
But only two little ducks came back.

Two little ducks
Went out one day,
Over the hill and far away.
Mother Duck called,
"Quack, quack, quack, quack."
But only one little duck came back.

One little duck
Went out one day,
Over the hill and far away.
Mother Duck called,
"Quack, quack, quack, quack."
But none of the five little ducks came back.

Sad Mother Duck
Went out one day,
Over the hill and far away.
Sad Mother Duck cried,
"Quack, quack, quack."
And all of the five little ducks came back.