Monday, November 14, 2011

Cải thiện mối quan hệ bạn bè ở trường học

Đây là bài nói chuyện ở trường UC năm 2008, kỳ 2.

So sánh sự khác nhau giữa 4 mẫu can thiệp để cải thiện mối quan hệ bạn bè trong trường học. Nghiên cứu trên 60 trẻ chức năng cao từ lớp 1 đến lớp 5 (tuổi trung bình 8.5)


Mẫu 1: Can thiệp với trẻ TK, hướng dẫn trực tiếp trẻ:

- kỹ năng tự điều chỉnh bản thân

- làm mẫu, hiểu vai trò chơi, hướng dẫn trực tiếp tại chỗ (ra lệnh?)

- Chơi bắt đầu như thế nào? Đối với từng trẻ cụ thể

- Ví dụ hướng dẫn mẹ cách nói với trẻ khi mẹ đứng sau trẻ và đang chơi trong sân trường.

Mẫu 2: can thiệp với bạn cùng lớp

- 3 trẻ được chọn bởi giáo viên, bố mẹ đồng ý cho trẻ tham gia vào chương trình

- Nói với trẻ thế nào là người bạn tốt

- Giải thích với trẻ về các bạn đang bị cô lập ở sân trường, trẻ bị các bạn khác không thích. Làm thế nào để thay đổi và giúp các bạn đó ?

- Giữ thông tin bảo mật: không nói rằng bạn bị TK mà nói về mối quan hệ và tình bạn trong lớp học. Không nói với trẻ về khái niệm Tự kỷ.

Mẫu 3: kết hợp can thiệp với bạn cùng lớp và với trẻ

- Làm độc lập, tách hai nhóm riêng, để giữ kín thông tin.

Mẫu 4: điều kiện kiểm soát ít

- Môi trường tự nhiên trong trường

- Một số trẻ được giúp đỡ 1:1, một số trẻ áp dụng các phương pháp can thiệp khác

- Để tự nhiên sự đa dạng và khác nhau của các phương án can thiệp

Đánh giá dựa trên

- Phản hồi của trẻ sau can thiệp

- Quan sát sân chơi

- Hỏi các bạn cùng lớp

- Tìm hiểu xem sự thay đổi có thể xảy ra sau bao nhiêu thời gian can thiệp?

Cách làm:

- Có nhóm sinh viên tốt nghiệp can thiệp, không thay đổi môi trường tự nhiên

- Làm 12 buổi trong 6 tuần, và theo dõi tiếp trong 3 tháng

- Hầu như không có sự tham gia của giáo viên

- Thời gian can thiệp 20-30 phút, không làm gián đoạn các buổi học.

Khó khăn:

- Vào trường học:

o Bằng cách tiếp cận tới từng gia đình & bằng mối quan hệ qua gia đình. Đi lại nhiều lần để nói chuyện với trường, cô giáo…

o Trường học thường không quan tâm đến chương trình đặc biệt khi gia đình không thoải mái

o Rất nhiều trường không đồng ý

o Một số trường lo lắng, nếu chương trình can thiệp thành công thì trường phải cung cấp chương trình can thiệp này cho trẻ & tốn chi phí; hoặc nhà trường lo lắng đoàn chuyên gia sẽ đánh giá lại chất lượng dạy trẻ ở trường?

- Sự ngẫu nhiên:

o Một số trường không có biện pháp can thiệp gì

o Không biết biện pháp can thiệp nào là tốt nhất

o Nhóm nghiên cứu phải tiếp tục hướng dẫn can thiệp cho nhóm trẻ sau khi chương trình nghiên cứu kết thúc, điều này làm tăng chi phí.

- Quá trình đồng ý để thực hiện

o Khó khăn trong việc đồng ý với các thuật ngữ sử dụng hợp pháp

o Mất gần 6 tuần để có được bản đồng ý thực hiện gửi lại từ mỗi lớp

o Giáo viên không trả lời điện thoại & không trả lời email. Mất nhiều thời gian đi lại để lấy sự đồng ý.

o Phải dùng tới “phần thưởng” cho những trẻ đưa lại biên bản đồng ý (không quan trọng là họ có đồng ý hay không, miễn là tờ biên bản quay lại)

- Tính bảo mật

o Khó nhận biết trẻ nào bị tự kỷ

o Phải sử dụng cách đối thoại chuyên nghiệp (không nhắc đến từ Tự kỷ) và thận trọng không bao giờ nói đến cá nhân một trẻ nào hết.

- Nghiên cứu thực hiện ở 56 lớp ở 30 trường, 47% dân tộc thiểu số


Đặc điểm của trẻ TK trong lớp học

- Phần lớn trẻ cùng lớp không biết là bạn mình bị tự kỷ

- Chỉ có 2/60 trẻ được tiết lộ là bị tự kỷ

- Trẻ thường nhận biết về bạn với các đặc biệt khắc: hay lo lắng, giảm chú ý, hay ngượng, gặp khó khăn về vận động … (cô giáo nói với các bạn là bạn này hay lo lắng nên cần sự hỗ trợ giáo viên 1:1)

- Một nửa số trẻ có giáo viên hỗ trợ 1:1 và được gọi là can thiệp (không hiểu là hỗ trợ 1:1 này là giờ cá nhân hay như thế nào?). Các can thiệp này được chính quyền quận cung cấp, không phải là tư nhân. Không rõ những chương trình can thiệp là gì? Mức độ theo sát kiểm tra chất lượng thế nào ?

Tìm thấy:

- Việc trẻ tiết lộ bản thân bị TK hay không thì không liên quan đến mạng bạn bè. Chứng tỏ trẻ chơi với nhau không quan tâm đến việc bạn bị TK hay không

- Không thấy sự khác biệt về mạng xã hội trong lớp học: đối với trẻ hỗ trợ 1:1 với những trẻ không có hỗ trợ 1:1.

- Có thấy một số trẻ ở vòng ngoài (không thực sự tham gia vào mạng lưới bạn bè).

- Cần có thêm quan sát ở sân trường để đánh giá tính giá trị của mạng lưới bạn bè.



Số liệu quan sát cho thấy:

- Số liệu quan sát được lại không hoàn toàn giống số liệu kiểm tra theo mạng bạn bè: khi quan sát thì thấy rõ những trẻ bị tách rời. 1/3 số trẻ được cho là ở vòng ngoài của mạng bạn bè thì theo quan sát ở sân trường bị tách rời.

- Trẻ tham gia hơn vào những trò chơi có sự hướng dẫn và tổ chức tốt

- Có những trẻ mặc dù có chơi ở sân trường nhưng không chơi với các bạn.

- Cần có những đánh giá thực sự có ý nghĩa: khi Trẻ được chuẩn đoán là tự kỷ - có những trẻ đã trải qua “đánh giá về khả năng độc lập” thì không coi là tự kỷ nữa.

Sau nghiên cứu 6 tuần:

- Những trẻ bị tách rời đã hòa mình hơn vào mạng lưới bạn bè. Rõ ràng mối quan hệ bạn bè của trẻ có khả năng thay đổi nhanh chóng.

Số liệu về mạng xã hội – mạng bạn bè cho thấy:

- Nhiều thông tin: mức độ xã hội của trẻ

- Sự tương phản qua lại

- Mức độ tách rời hoặc mức độ tham gia

- Khả năng bị từ chối

Quan sát tìm hiểu:

- Trạng thái tham gia của trẻ: trẻ này có chơi với trẻ khác không? Những trẻ nào không chơi ? trẻ có phản đối khi bạn mời chơi?

- Trẻ khởi xướng hoạt động như thế nào? Trẻ đáp lại hoạt động như thế nào?

- Xem khả năng chơi của trẻ và sự tham gia : trẻ chơi những trò chơi nào? Ai là người chơi?

Quan sát nhận thấy:

- Các trò chơi của trẻ rất khác nhau ở tất cả các trường. có một số trò chơi phổ thông nhưng được trẻ ở các trường khác nhau thì chơi khác nhau

- Ví dụ một trẻ tên Joe: phương pháp can thiệp kết hợp

o Học lớp 2 – 8 tuổi, được giúp đỡ 1:1 trong lớp học.

o Hay chạy xung quanh sân trường và thích các trò chơi giả vờ trên TV. Và trẻ thường chơi một mình. Trẻ này được nhận can thiệp bởi phương pháp tổng hợp.

o Trẻ này hay tự kích thích “stimming” trên sân trường nên các trẻ khác thấy trẻ này khác thường

o Khi được gặp sinh viên: trẻ không muốn thay đổi cách chơi. Trẻ nói rằng trẻ không thích chơi với các trẻ khác. Trẻ đang thích cách chơi của riêng mình.

o Cùng lúc có 3 bạn cùng lứa được chọn để đến chơi tương tác với Joe.

o Mục đích: làm sao để trẻ tham gia chơi cùng bạn khác

o Tìm hiểu xem Joe thích gì? : Thích các trò chơi chạy, thích chơi giả vờ, nhưng thích nhất là được những trẻ khác chú ý đến mình, thích là tâm điểm chú ý của mọi người, thích chơi “tecs?”, thích chơi truyền bóng,

o Cách can thiệp:

 sinh viên dạy trẻ luật chơi 1:1 để trẻ chơi nhuần nhuyễn trò chơi này.

 Trẻ thường thay đổi luật chơi. Trẻ thường thay đổi luật chơi giữ sao cho bạn có thể tham gia được, như thế là thành công.

- Ví dụ một trẻ khác lớp 3 = phương pháp can thiệp chỉ với trẻ thường.


o Hay chơi với trẻ lớp dưới, rất cứng nhắc, chơi Pokemon rất giỏi, rất ghét các trò chơi liên quan đến bóng, rất thích ốc sên, hay đi vòng quanh sân và nhặt ốc sên, hay sang sân các em nhỏ chơi cùng các em nhỏ mẫu giáo. Trẻ này có cô giáo đi kèm giúp đỡ 1:1 ở sân trường.

Cách can thiệp:

o Các bạn cùng lứa đến khởi đầu tương tác, mời chơi. Trẻ này giận giữ, quát tháo và chạy đi, nói là không thích chơi.

o Các tình nguyện viên cố gắng thuyết phục. Vì trẻ này thích trò nhảy dây, các trẻ khác thay đổi kiểu chơi để trẻ này có thể chơi cùng. Trẻ nhẩy kém thì trẻ này là người quay dây, và họ cùng hát. Trò chơi này được trẻ thích một thời gian. Sau đó các trẻ chơi trò hula hoops với tên của Pokemon. Mục đích thay đổi kiểu chơi để trẻ có thể tham gia vào được. Trẻ cùng lứa rất sáng tạo trong các hoạt động chơi.

-----------------------

Kết quả:


- Trị liệu kết hợp và can thiệp chỉ với trẻ thường cho thấy thành công hơn trong việc làm thay đổi mạng bè bạn

- Chỉ can thiệp trên trẻ không làm thay đổi mạng lưới xã hội này

- Bài học rút ra: trẻ thường phải tham gia để làm thay đổi mạng lưới xã hội trường học cho trẻ TK.

Khuyến nghị:

- Cần có những mẫu can thiệp mới cho trẻ TK ở trường

- Mẫu can thiệp này phải có sự tham gia của trẻ thường – trẻ cùng lứa

- Cần tìm ra mẫu can thiệp có tầm ảnh hưởng lâu dài – dài hạn đến cuộc đời của trẻ TK.

- Dự án thử nghiệm:

o Thành lập nhóm câu lạc bộ hoạt động sau giờ học tại trường: trẻ tự gọi là clb bạn bè: cùng nói chuyện theo chủ đề, ăn nhẹ, cùng sáng tác bài hát mới, có sự hỗ trợ điều khiển của người lớn. tỉ lệ có thể là số trẻ TK bằng số trẻ thường.

o Trẻ cùng lớp tham gia cùng câu lạc bộ

o Hệ thống nhóm sinh hoạt rõ ràng

o Nhân viên điều phối là người có kinh nghiệm, có thể là giáo viên dự bị. chỉ là người đứng sau trẻ, hỗ trợ chơi, không tham gia trực tiếp các trò chơi.

o Mục đích: nhóm giáo viên dự bị đưa một số hoạt động từ clb vào các hoạt động hàng ngày ở sân trường

o Nhóm giáo viên dự bị học về trẻ TK

o Sử dụng các phương pháp để đo khả năng thành công:

 Mạng lưới xã hội

 Quan sát sân trường

 Thước đo tình bạn và sự cô đơn

- Câu trả lời cho mẫu can thiệp mới này:

o Sẽ cần thời gian vài năm để có được

o Vì nghiên cứu cần thời gian

o Nhưng về lý thuyết và phương pháp đã có: đã biết ảnh hưởng sẽ có là gì thì

o Thực hành sẽ cần phải thay đổi: cần phải có sự tham gia của các bạn cùng lứa bằng nhiều cách

Kết luận:

- Để giúp trẻ TK hòa đồng hơn ở trường thì có rất rất nhiều thử thách

- Nhưng có những giải pháp rất tích cực

- Nhưng cần có những nghiên cứu ở trường để đưa ra cái gì hiệu quả, cái gì không và cho ai, vào khi nào?


Saturday, November 12, 2011

Cuộc sống xã hội của trẻ tự kỷ ở trường học

Bài thuyết trình này được trình bày ở trường UC năm 2008




Sau một loạt đánh giá sơ bộ về cuộc sống xã hội của trẻ TK chức năng cao ở trường học. Tác giả trình bày thử nghiệm về phương pháp can thiệp đưa vào trường học:

- Trị liệu trung gian qua bạn học Peer mediated treatments: trẻ thường được dạy để nhận biết và đáp ứng lại giao tiếp ban đầu của trẻ tự kỷ (thường chỉ thoáng qua và khó nhận biết) và khởi đầu tương tác, đoán ý và duy trì tương tác.

- Trị liệu trực tiếp lên trẻ: trẻ TK được dạy cách khởi xướng giao tiếp, đáp lại người khác, tập trung vào chào hỏi và nói chuyện qua lại/ tương tác qua lại

- Trị liệu kết hợp: cùng lúc làm việc với trẻ thường và trẻ TK

Cách làm:

- Bạn học được chọn để tham gia vào phương pháp là các bạn hạt nhân trong mạng xã hội & các bạn có mối liên quan tới trẻ TK trong mạng xã hội của lớp. Ở đây chọn 3 bạn trong lớp. ở giai đoạn này trẻ được chọn không phân biệt giới tính, nhưng theo tác giả, khi trẻ lớn hơn thì trẻ có xu hướng chơi với bạn cùng giới hơn.

- Thử nghiệm trong 6 tuần = 12 buổi đối với độ tuổi trung bình 8.5 tuổi.

Đánh giá phương pháp:

- Thông qua bạn học: nói về mạng xã hội trong lớp học

- Trẻ TK: nói về sự cô đơn, chất lượng tình bạn

- Giáo viên: nói về sự tự tin của trẻ trong lớp

- Qua quan sát: sự tương tác ở sân chơi, quan sát hàng tuần

Kết quả:

- Cho thấy sự biến đổi trong mạng xã hội của lớp được các bạn trong lớp đánh giá sau 6 tuần.

- Mục tiêu là chuyển trẻ từ việc kém tham gia đến việc tham gia nhiều hơn trong mạng bạn bè.

- Nhưng bản thân trẻ TK chưa chắc đã nhận ra sự thay đổi này. (Đây là vấn đề nhận thức của trẻ TK về các tương tác xã hội & tình bạn) Liệu có thể thay đổi được nhận thức của trẻ TK về tương tác xã hội và tình bạn thông qua trị liệu này không ? (nếu trị liệu dài hơi thì mới biết được kết quả)