Tuesday, February 23, 2010

Giáo án tháng 2/ 2010

Tiết học cá nhân:

1. Xếp hình theo nhóm
Mỗi nhóm đặt một hình tượng trưng, các tranh còn lại, cô cho Nem xếp hình theo nhóm.
Nếu Nem không biết, cô hỏi về đặc điểm tranh để gợi ý cho Nem biết tranh có đặc điểm gì.

Giáo cụ: có bài mẫu, cô lấy thêm các thẻ hình flash card và cho Nem xếp nhóm.

cô đánh giá: cô ghi rõ vào sổ là cô cho xếp những hình gì, nhóm gì.
sau mỗi ngày, cô đánh giá độ là chính xác của Nem theo %

2. Gọi tên sự vật hiện tượng & đặc tính của sự vật hiện tượng
Cho Nem xem từng sự vật hiện tượng (tranh hoặc các sự vật xung quanh bàn ghế, sách vở, tủ, giầy dép..., hiện tượng xung quanh cây, nắng mưa, nóng lạnh...)
Cho Nem thời gian quan sát. Giúp Nem gọi tên & sau đó nói về đặc tính của vật.

Giáo cụ: có bài mẫu, cô làm thêm các thẻ & lấy các vật xung quanh nhà, xung quanh trường để.
nên chia theo nhóm, ví dụ nhóm dụng cụ học tập, nhóm thức ăn, nhóm động vật, nhóm thời tiết....
sau đó cho xếp tranh theo nhóm luôn, giống bài 1

cô đánh giá: cô ghi rõ vào sổ cô đưa vào những vật/ hiện tượng gì
sau mỗi ngày, cô đánh giá xem Nem gọi được tên của bao nhiêu sự vật, hiện tượng theo độ chính xác %
Nem kể được đặc tính của sự vật hiện tượng theo độ chính xác %

3. Mô tả tranh - kể chuyện
Cho Nem xem các hình ảnh đơn giản. Gợi ý cho Nem tả trong tranh Nem nhìn thấy gì.
Ngôn ngữ của Nem ít, nên cô chỉ gợi ý Nem nói câu 4 từ là tối đa. cô có thể nói trước, cho Nem nhắc lại. Cô có thể gợi ý: ví dụ "nem nhìn thấy gì đây?" "đây là con gì ??? con ... gà..." "nem nói: có 3 con gà con" để Nem nói lại.

ban đầu đơn giản, mỗi tranh chỉ cần nói 3 câu

Giáo cụ: mẹ đưa bài mẫu, cô lấy thêm tranh ở trường, cho Nem kể lại. Chú ý lấy tranh đơn giản, hình to dễ nhìn, ít chi tiết. Ví dụ: nên chỉ lấy tranh trong đấy có 3- 4 chi tiết (cây, nhà, đống rơm, con gà). Không đưa các hình rối khó nhìn.

đánh giá: cô ghi rõ cô đưa thêm những tranh gì
sau mỗi ngày, đánh giá xem Nem kể được bao nhiêu tranh theo độ chính xác %

4. Phát âm: tập trung tập phát âm các từ bắt đầu bằng b, m, c, g
Âm bắt đầu bằng chữ b: ba, bà, bốn, be be (con dê kêu), bé (em bé), bè (cái bè), bẹ (bẹ chuối), bo (ki bo), bọ (con bọ), bu (cái bu), bụ (em bé bụ), bú (bú sữa, bú bình, em bé bú sữa mẹ, em bé bú bình), bi (hòn bi), bim bim, bí (quả bí)

hiện nay Nem nói được các vần không dấu: ba, bo, bi, bo, be, bu. chưa nói được dấu huyền sắc ngã. Cô dạy Nem cách nhấn mạnh dấu.

âm bắt đầu bằng chữ m: ma, me, mi, mo, me, mu và các từ thêm dấu mệt, mỏi,

âm bắt đầu bằng từ c: ca, cốc, kem, kim, kéo co, cúc cu

âm bắt đầu bằng từ g: ga, gấu, gối, gãi

cô nghĩ thêm các từ có nghĩa, tập trung chủ yếu phát âm các từ có nghĩa

giáo cụ: mẹ đưa các hình mẫu, nem phát âm theo tranh. Cô tìm thêm và đưa thêm các tranh có các từ bắt đầu bằng b,m,c,g & cho Nem tập phát âm các từ có nghĩa.

dánh giá: cô ghi rõ, cô cho Nem phát âm những từ gì vào sổ
cuối ngày: cô đánh giá & liệt kê xem Nem đã phát âm được những từ nào rõ

5. hỏi chức năng vật: hỏi xuôi - hỏi ngược

đưa ra ảnh hay vật thật ở trường:
đối với vật đã biết: cô hỏi: "cái gì để đựng nước ?" , cho Nem suy nghĩ để lấy ảnh cái cốc hay cái cốc thật

đối với vật chưa biết: cô đưa cái cốc, và hỏi cái này để làm gì? trả lời" cốc để dựng nước uống"

khả năng nói của Nem tối đa 4 từ. cô chỉ đưa ra câu ngắn 4 từ.

giáo cụ: mẹ đưa ảnh mẫu, cô tìm thêm vật & ảnh khác, sau khi đọc được đặc tính của vật, thì cho xếp hình/ vật theo nhóm: những gì ăn được/ những gì không ăn được. những gì đựng nước/ những gì dùng để ngồi...

đánh giá: cô ghi rõ trong sổ, cô cho Nem học những vật gì?
sau mỗi ngày, đánh giá theo sự chính xác %